
Báo cáo phân tích Ngành/Lĩnh vực
Báo cáo về các ngành nghề lĩnh vực, cập nhật diễn biến ngành cùng với khuyến nghị đầu tư
29 thg 8, 2023
Ngành Bất động sản dân cư
Báo cáo Ngành BĐS dân cư Q2/2023: Mùa đông sẽ qua
Trong báo cáo lần trước, chúng tôi đã khuyến nghị giữ thái độ thận trọng đối với lĩnh vực BĐS nhà ở nhưng nhấn mạnh rằng sự điều chỉnh quá sâu do tâm lý nếu có là cơ hội để xây dựng danh mục nắm giữ dài hạn đối với các công ty BĐS có năng lực triển khai dự án và không sử dụng quá nhiều nợ vay. Tại thời điểm hiện tại, chúng tôi tiếp tục giữ vững quan điểm, tuy nhiên chúng tôi có bổ sung thêm chủ đề đầu tư 02 hướng về các doanh nghiệp chịu áp lực tài chính nhưng có khả năng vượt qua khó khăn, kỳ vọng chuyển mình (turnaround).
25 thg 8, 2023
Ngành Ngân hàng
Báo cáo Ngành Ngân hàng Q2/2023
Thời kỳ khó khăn nhất đã qua, dù thách thức vẫn còn đó nhưng mức độ không nghiêm trọng như các dự báo vào đầu năm. KQKD các ngân hàng có sự phân hóa, những ngân hàng có lợi thế cạnh tranh rõ rệt về tiềm lực tài chính, tệp khách hàng và chất lượng tài sản sẽ được hưởng lợi.
11 thg 8, 2023
Ngành Xây dựng hạ tầng
Báo cáo Ngành Xây dựng hạ tầng & Đầu tư công 2023
Chúng tôi tin rằng kết quả kinh doanh Ngành xây dựng hạ tầng sẽ khả quan ở thời điểm cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhờ:
(1) Kế hoạch đầu tư công kỷ lục năm 2023, và kết quả giải ngân 13 tháng luôn đạt trên 90% kế hoạch thủ tướng chính phủ giao từ năm 2020
(2) Tỷ trọng giải ngân lớn cho bộ GTVT nói riêng và lĩnh vực giao thông nói chung, đã phản ánh một phần lên KQKD 6 tháng đầu năm 2023
Chi tiết các căn cứ, phân tích, và các cổ phiếu tiêu biểu được trình bày báo cáo.
10 thg 7, 2023
Ngành Chăm sóc sức khỏe
Báo cáo Ngành Chăm sóc sức khỏe 2023
Ngành Chăm sóc sức khỏe Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển. Triển vọng ngành còn tích cực do Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, nhận thức của người tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao đặc biệt là sau đại dịch và thu nhập của người dân cũng tăng cao, góp phần thúc đẩy chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Ngành Chăm sóc sức khỏe nói chung sẽ có tiềm năng lớn khi phát triển các sản phẩm chăm sóc cho lứa tuổi này. Môi trường sống bị ô nhiễm, lối sống thiếu lành mạnh và đồ ăn thiếu vệ sinh là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính đòi hỏi điều trị và chăm sóc lâu dài khiến nhu cầu đối với các loại dược phẩm điều trị những bệnh này gia tăng. Các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam phủ sóng thị trường và tham gia cuộc cạnh tranh thị phần khốc liệt (Long Châu, Pharmacity, An Khang,…). Các doanh nghiệp sản xuất dược liên tục tìm cơ hội liên kết hợp tác với các doanh nghiệp ở nước ngoài để nâng cao năng lực. Song song là đầu tư lớn vào các dây chuyền sản xuất, giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng việc xuất khẩu. Các bệnh viên tư nhân liên tục mở rộng quy mô, được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh mẽ để giành lấy thị phần phân khúc trung và thượng lưu từ các cơ sở công lập và những bệnh nhân sang nước ngoài khám chữa bệnh.
6 thg 6, 2023
Ngành Ngân hàng
Tiềm năng trong trung, dài hạn của cổ phiếu ngành Ngân hàng với tăng trưởng cao và định giá hấp dẫn
Năm 2023, một số thay đổi về hành lang pháp lý sẽ giúp giảm căng thẳng về mặt thanh khoản cho toàn ngành ngân hàng cũng như giúp tăng dư địa để xử lý nợ xấu từ thị trường BĐS. Lợi nhuận của ngành sẽ bị ảnh hưởng trong 1H2023. VPBankS Research khuyến nghị: VPB, STB, ACB.
31 thg 5, 2023
Ngành Điện mặt trời
Báo cáo Ngành Điện mặt trời 2023
Với sự bùng nổ tăng trưởng của thị trường Điện mặt trời trong giai đoạn 2020 – 2021, cho nên tăng trưởng giai đoạn 2022 – 2030 không được khuyến khích tích cực. Công suất thiết Điện mặt trời theo kế hoạch dự kiến sẽ xây dựng lặp đặt đấu nối vào lưới điện quốc gia là 19.7 GW đến năm 2030 (tỷ trọng 14%) và 168.5 GW đến năm 2050 (tỷ trọng 34.4%). Tổng sản lượng sản xuất dự kiến trong năm 2030 là 31.4 nghìn GWh (tỷ trọng 5.5%) và 252.1 nghìn GWh năm 2050 (tỷ trọng 20.6%).
Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, các dự án ĐMTMN theo mô hình SOM và TOM vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ, vì Quy hoạch điện VIII đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Do giá thiết bị, chi phí xây dựng và lạm phát tăng, LCOE trung bình cho các dự án năng lượng tái tạo mới ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tăng lên, ngoại trừ dự án Gió ngoài khơi. Sự gia tăng của LCOE vào năm 2022 được thúc đẩy bởi CAPEX và lãi suất cao hơn, với CAPEX cho Điện mặt trời tăng 16% kể từ năm 2020. Trong năm 2023, LCOE của Điện mặt trời được ước tính giảm xuống $87/MWh, đến năm 2030 chỉ còn $40/MWh
15 thg 5, 2023
Ngành Điện gió
Báo Cáo Ngành Điện Gió 2023
Quy hoạch điện VIII được phê duyệt vào ngày 15/05/2023 đã đưa ra định hướng ưu tiên đẩy mạnh phát triển điện gió, nâng tỷ trọng công suất điện gió trên bờ và ngoài khơi lên mức 14.5% và 4% tổng công suất toàn hệ thống vào năm 2030. Tiềm năng điện gió trên bờ và ngoài khơi ước tính là 221 GW và 600 GW. Nhờ các chính sách ưu đãi từ Chính phủ, tổng công suất điện gió đã tăng trưởng mạnh trong các năm gần đây, từ 135 MW vào năm 2015 lên 300 MW vào năm 2018 và tiếp đó là gần 4 GW vào năm 2022, chiếm tỷ trọng 5.1% toàn hệ thống. Chính phủ cần phát triển quy mô lưới điện và sớm đưa ra cơ chế giá điện gió hợp lý để khuyến khích các dự án mới, chấm dứt tình trạng đóng băng hiện tại của ngành điện gió.
15 thg 5, 2023
Ngành Thủy điện
Báo cáo Ngành Thủy điện 2023
Theo quy hoạch điện VIII, dù tổng công suất thủy điện vẫn tăng qua các giai đoạn, tỷ trọng đóng góp của thủy điện trong tổng nguồn điện sẽ giảm, tập trung phát triển thủy điện tích năng. Tuy vậy, nhờ lợi thế về tính linh hoạt, khả năng điều tiết điện năng cũng như giá thành thấp, thủy điện vẫn luôn được ưu tiên huy động .Với cơ chế giá mua điện ưu đãi và được bao tiêu toàn bộ theo Biểu giá chi phí tránh được, các dự án thủy điện nhỏ (dưới 30 MW) vẫn có mức sinh lời khá hấp dẫn. Việc mặt bằng lãi suất tăng sẽ khiến chi phí lãi vay của các khoản vay theo lãi suất thả nổi tăng theo, trong khi nguồn vốn ODA và tín dụng ưu đãi của các tổ chức tín dụng quốc tế đã giảm dần, các đơn vị không còn được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ để đầu tư cho các dự án điện như trước đây.
23 thg 3, 2023
Ngành Bất động sản dân cư
Câu chuyện BĐS Nhà ở Việt Nam
Nhân, Quả, và Duyên
Trong báo cáo BĐS nhà ở lần này, chúng tôi chọn cách tiếp cận bắt đầu từ kết quả hiện tại, sau đó nhận diện được các duyên xúc tác hay “giọt nước tràn ly”, từ đó tìm hiểu sâu nguyên nhân cốt lõi đưa đến kết quả như đã thấy.
Một khi nguyên nhân đã xác định rõ, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị chính sách và triển vọng trong các năm sau, có tham khảo các bài học kinh nghiệm trong quá khứ cùng nhìn vào kinh nghiệm của thị trường BĐS lớn và có nhiều điểm tương đồng với thị trường BĐS Việt Nam – thị trường BĐS Trung Quốc.
Cuối cùng, quan sát rằng BĐS luôn chiếm 70-200% tài sản ròng của người Việt Nam (Nguồn: Vinaliving), thực tế BĐS luôn là kênh đầu tư yêu thích của người Việt - chúng tôi phân tích các yếu tố tác động đến cung & cầu BĐS trong dài hạn và khẳng định tiềm năng của kênh đầu tư này mặc dù đâu đó, các thách thức vẫn song hành tồn tại…